Hướng dẫn đầy đủ thủ tục thành lập Viện Nghiên cứu năm 2024
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhu cầu thành lập Viện nghiên cứu ngày càng tăng cao trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục, y khoa, thương mại… Viện nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, cung cấp dịch vụ khoa học, hợp tác quốc tế để phát triển khoa học và công nghệ. Đặc biệt, nhu cầu thành lập Viện nghiên cứu để tham gia đào tạo cũng ngày càng gia tăng.
Công ty Tư Vấn Khánh An với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho các tổ chức, cá nhân, tự hào là đơn vị đồng hành cùng khách hàng trong quá trình thành lập Viện nghiên cứu, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành.
1. Điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính của Viện nghiên cứu
-
Về cơ sở vật chất và trang thiết bị:
Viện nghiên cứu phải có cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo đủ để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu của viện. Viện nghiên cứu có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất – kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.
-
Về điều kiện tài chính:
Vốn điều lệ của viện do viện quyết định trên cơ sở phải đảm bảo phù hợp với quy mô và hoạt động nghiên cứu của viện. Khi nộp hồ sơ cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập phải nộp xác nhận tài khoản ngân hàng về số vốn đăng ký để chứng minh khả năng tài chính cho sự hoạt động của viện.
2. Điều kiện về nhân sự của Viện nghiên cứu
Khoản 2 Điều 45 Nghị định 08/2014/ND-CP hướng dẫn luật khoa học và công nghệ quy định về nhân sự của Viện nghiên cứu:
-
Tổng số nhân sự: tối thiểu 05 người;
-
Tối thiểu 01 tiến sỹ: có chuyên môn phù hợp với hoạt động chính của viện là nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế;
-
Nhân sự làm việc chính thức: ít nhất 40% trong tổng số nhân sự của viện.
3. Hồ sơ xin phép thành lập Viện nghiên cứu
Tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:
-
Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ;
-
Lý lịch khoa học của người đứng đầu Viện nghiên cứu;
-
Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện nghiên cứu;
-
Phương án tổ chức và hoạt động của Viện nghiên cứu;
-
Hồ sơ về nhân lực của Viện nghiên cứu:
-
Bảng danh sách nhân lực;
-
Các tài liệu kèm theo đối với từng nhân sự:
-
Đơn đề nghị được làm việc chính thức hoặc kiêm nhiệm tại Viện nghiên cứu, đối với người làm việc kiêm nhiệm phải có xác nhận cho phép làm việc của cơ quan, đơn vị đang trực tiếp quản lý nhân sự;
-
Sơ yếu lý lịch có xác nhận trong thời hạn không quá 01 năm của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc của cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại Viện nghiên cứu;
-
Bản sao hợp pháp chứng minh nhân dân;
-
Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ đào tạo (bằng đại học, bằng trên đại học, chứng chỉ có liên quan đến lĩnh vực hoạt động);
-
Đối với chủ tịch hội đồng sáng lập, người được cử giữ chức vụ giám đốc (viện trưởng hoặc tương đương) cần có thêm lý lịch khoa học có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc trước khi chuyển sang làm việc tại Viện nghiên cứu.
-
-
-
Bảng kê khai cơ sở vật chất – kỹ thuật của Viện nghiên cứu;
-
Giấy tờ chứng minh về địa điểm trụ sở chính của tổ chức:
-
Bản sao hợp pháp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của tổ chức đối với địa điểm nơi đặt trụ sở chính;
-
Bản sao hợp pháp hợp đồng thuê, mượn địa điểm làm trụ sở chính của tổ chức trong trường hợp tổ chức thuê, mượn địa điểm làm trụ sở.
-
4. Thủ tục xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu và lệ phí thực hiện
-
Nộp hồ sơ xin thành lập Viện nghiên cứu:
Tổ chức, cá nhân tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Khoa học và công nghệ nơi đặt trụ sở Viện nghiên cứu.
-
Thẩm duyệt hồ sơ:
Hồ sơ sẽ được luân chuyển đến phòng cán bộ chuyên môn để xem xét, thẩm định hồ sơ. Sau khi kiểm tra hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thành lập hội đồng tổ chức buổi bảo vệ để cá nhân, tổ chức xin thành lập viện trình bày quan điểm, ý tưởng và chiến lược thành lập, hoạt động viện thuyết phục trước hội đồng.
-
Trả kết quả thủ tục:
Căn cứ hồ sơ và buổi bảo vệ trước hội đồng của sở, Sở sẽ quyết định việc cấp/không cấp phép thành lập viện cho cá nhân, tổ chức xin thành lập. Trường hợp không cấp sẽ nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị.
Trường hợp cấp phép thì lệ phí hành chính cấp giấy phép là: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng);
Thời gian giải quyết thủ tục là: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Làm dấu và đăng ký thuế
Sau khi có Giấy chứng nhận hoạt động, Viện nghiên cứu cần nộp hồ sơ làm dấu tại cơ quan Công an tỉnh/ thành phố và hồ sơ đăng ký thuế tại Cục thuế tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở của Viện.
Trường hợp Viện do Bộ cấp phép thì làm dấu tại Bộ Công an.
Lưu ý:
-
Thành lập viện thuộc Liên hiệp, Tổng hội y học… do Bộ khoa học cấp phép.
-
Ngoài việc xin cấp phép hoạt động Viện nghiên cứu tại Sở Khoa học và Công nghệ, cá nhân, tổ chức có thể xin cấp phép hoạt động tại Bộ Khoa học và Công nghệ. Đối với trường hợp này, trước hết Viện nghiên cứu cần gia nhập một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Y học,…. Khi đó, thủ tục sẽ có một số sự khác biệt nhất định.
Công ty Tư Vấn Khánh An với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc pháp luật về hoạt động Viện nghiên cứu, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp cho các tổ chức, cá nhân trong việc thành lập Viện nghiên cứu, bao gồm:
-
Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn đầy đủ các quy định pháp luật về thành lập Viện nghiên cứu;
-
Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết theo đúng quy định;
-
Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi tiến độ giải quyết;
-
Hỗ trợ khách hàng trong quá trình hoạt động của Viện nghiên cứu.
Hãy liên hệ với Công ty Tư Vấn Khánh An ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp về thành lập Viện nghiên cứu.
Xem chi tiết tại: Công ty Tư Vấn Khánh An
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHÁNH AN
Địa chỉ:Toà nhà 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02466.885.821 hoặc 096.987.7894.
Email: [email protected]